HDR là gì? Tìm hiểu về tiêu chuẩn hiển thị High Dynamic Range ⋆ Máy Tính Thiên Tân

HDR là gì? Tìm hiểu về tiêu chuẩn hiển thị High Dynamic Range

đăng bởi capcap

24/10/2022

Trong những năm gần đây thì công nghệ màn hình đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết với những công nghệ nổi bật như: 4K, 8K, SVA panel, Quantum Dot, HDR, 144Hz fresh rate,…

Hôm nay mời các bạn hãy cùng mình tìm hiểu công nghệ HDR, một công nghệ giúp màn hình hiển thị những nội dung cực kỳ sống động và chân thật.

chuan-hien-thi-hdr-la-gi (2)

Mục Lục Nội Dung

  • #1. HDR là gì?
  • #2. Thiết bị phần cứng đáp ứng HDR
  • #3. Màu sắc, độ tương phản và màn hình hỗ trợ
  • #4. Lời kết

#1. HDR là gì?

HDR (High Dynamic Range) dịch ra nghĩa là  Dải tương phản rộng.

HDR là công nghệ cho phép hình ảnh hiển thị mà trong đó, vùng sáng và vùng tối có sự chênh lệch rất lớn. Tức là vùng tối sẽ trở nên sâu hơn, còn vùng cần sáng thì sẽ sáng hơn, nổi bật hơn…. từ đó giúp cho tổng thể bức ảnh hoặc video.. trở nên đẹp hơn.

Hay nói cách khác thì công nghệ HDR được tạo ra nhằm ghi lại những nội dung số (hình ảnh/ video) mà trong đó chủ thể được ghi lại với dải màu siêu rộng cùng với độ tương phản cao (dynamic range), vùng sáng/ tối tách bạch, rõ ràng.

Vâng, nhìn vào các nội dung HDR hiển thị trên màn hình hỗ trợ HDR thì bạn sẽ thấy ngay, hình ảnh trước mắt bạn rất chân thực, sống động, nhiều màu sắc, các chi tiết vùng tối ảo diệu đến bất ngờ – thưa các bạn!

So với việc lạm dụng HUE của SDR thì HDR diễn tả trọn vẹn nhất mọi sắc độ cũng như chi tiết của chủ thể, khiến trải nghiệm hình ảnh được nâng lên một đẳng cấp mới.

#2. Thiết bị phần cứng đáp ứng HDR

Hai thứ quan trọng nhất để trải nghiệm được nội dung HDR đó chính là:

Thứ nhất: bản thân file hình hoặc video được ghi lại với chế độ HDR. Ví dụ như video bên dưới (hoặc bạn có thể tìm trên YouTube các clip được quay với HDR, hoặc các phim bom tấn trên Netflix).

 

 

Thứ hai là màn hình hiển thị phải hỗ trợ công nghệ HDR, các bạn cũng đừng lo lắng bởi hiện tại giá thành của nó không đắt hơn màn hình thường nhiều lắm đâu.

Rồi như vậy là xong! Bởi những thứ còn lại rất dễ kiếm, đa phần các phần cứng từ năm 2015 trở lại đây đều hỗ trợ HDR.

Các card màn hình Nvidia Geforce GTX từ 950 cũng như AMD Radeon R9 380 đã hỗ trợ HDR. Nếu bạn cần độ phân giải 4K thì nên mua màn hình có G-Sync HDR đi kèm card series Nvidia từ 1000 trở lên.

Đối với card AMD thì nên chọn màn hình hỗ trợ FreeSync2 và card màn hình từ Pro Duo hoặc RX 590 trở lên để hỗ trợ 4K tốt nhất. Và tất nhiên là chuẩn kết nối bắt buộc phải từ HDMI 2.0 hoặc Displayport 1.4 trở lên.

Nếu bạn chơi game trên Xbox hoặc PlayStation thì chỉ thiếu cái màn hình HDR nữa là đủ, bởi chúng đã hỗ trợ HDR từ lâu rồi !

#3. Màu sắc, độ tương phản và màn hình hỗ trợ 

chuan-hien-thi-hdr-la-gi (5)

Có thể nói, HDR là tiêu chuẩn hiển thị cao cấp nhất ở thời điểm hiện tại, yêu cầu màn hình hỗ trợ 10-bit màu (1 tỷ màu) so với chuẩn Blu-ray xịn xò một thời chỉ hỗ trợ 8-bit (16.8 triệu màu).

Xét về độ tương phản thì để hiển thị tốt các nội dung HDR sẽ cần màn hình có độ sáng 500 nit, thậm chí là 1000+ nit, cũng như black level siêu thấp là 1 => contrast ratio là 500:1

Lưu ý là tấm nền TN trên các màn hình LCD bình dân không hỗ trợ HDR nha các bạn, chỉ có IPS hoặc VA thôi.

Tấm nền IPS thường thấy trên iPhone thì khỏi bàn rồi: màu sắc sống động, tái tạo màu tốt, góc nhìn tuyệt với,… còn tấm nền VA ít phổ biến hơn nhưng được cái là contrast ratio tốt hơn cũng như tốc độ phản hồi response time cao hơn.

#4. Lời kết

Okay, trên đây là những thông tin cơ bản về HDR, qua bài viết này thì mình tin là bạn đã hiểu được HDR là gì rồi đúng không?

Việc có nên đầu tư vào trải nghiệm HDR hay không còn thuộc rất lớn vào túi tiền, cũng như yêu cầu thẩm mỹ của bạn.

Mình có lời khuyên thế này, nếu muốn “chơi” HDR thì nên mua hẳn màn hình 4K 50 inch luôn, bởi với cấu hình thấp hơn thì khó mà phân biệt được nội dung đó là HDR hay là do chất lượng màn hình đó tốt (OLED, Quantum Dot).

Còn với game thủ thì nên chọn màn hình HDR có hỗ trợ thêm công nghệ G-Sync hoặc FreeSync, GPU hỗ trợ Ray tracing như Nvidia RTX 3000 series hoặc AMD Radeon 6000 series thì hết sẩy.

Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn, đừng quên chia sẻ bài viết này nếu như bạn thấy nó hữu ích nhé, cám ơn bạn !